I - Địa chỉ mạng (network address)
1: Địa chỉ IPv4 - Internet Protocol version 4
- Địa chỉ IP (IPv4) là phiên bản thứ tư trong quá trình phát triển của các giao thức Internet (IP)- Địa chỉ IP (IPv4): là một địa chỉ logic giúp cho các thiết bị mạng có thể phân biệt được nguồn và đích trong hàng ngàn tỷ các thiết bj mạng của hệ thống
+ Địa chỉ logic – còn gọi là địa chỉ ảo , là tất cả các địa chỉ do bộ xử lý tạo ra.
+ Địa chỉ vật lý (MAC) - là địa chỉ thực tế mà trình quản lý bộ nhớ nhìn thấy và thao tác.
- Các máy tính nhận diện đối tác của nó bằng việc gửi đi các gói tin có chứa địa chỉ IPv4. Qua các bước sử lý hệ thống sẽ định vị được đâu là nguồn và đâu là đích.
- Địa chỉ IP (IPv4) có độ dài 32 bit và được tách thành 4 vùng (octet) , mỗi octet (mỗi vùng 8 bít) thường được biểu diễn dưới dạng thập phân và được cách nhau bởi dấu chấm (.).
Ví dụ: 203.162.7.92 = 11001011.10100010.00000111.01011100
- Địa chỉ IPv4 được chia thành 5 lớp A, B, C, D, E; trong đó 3 lớp địa chỉ A, B, C được dùng để cấp phát. Các lớp này được phân biệt bởi các bit đầu tiên trong địa chỉ.
- Lớp A (0): cho phép định danh tới 126 mạng với tối đa 16 triệu trạm trên mỗi mạng. Lớp này thường được dùng cho các mạng có số trạm cực lớn (thường dành cho các công ty cung cấp dịch vụ lớn tại Mỹ) và rất khó được cấp.
- Lớp B (10): cho phép định danh tới 16,384 mạng với tối đa 65,534 trạm trên mỗi mạng. Lớp địa chỉ này phù hợp với nhiều yêu cầu nên được cấp phát nhiều nên hiện nay đã trở nên khan hiếm
- Lớp C (110): cho phép định danh tới 2 triệu mạng với tối đa 254 trạm trên mỗi mạng. Lớp này được dùng cho các mạng có ít trạm
- Lớp D (1110): dùng để gửi gói tin IP đến một nhóm các trạm trên mạng (còn
được gọi là lớp địa chỉ multicast)
- Lớp E (11110): dùng để dự phòng
- Netword ID : là phần các bít dành cho các lớp mạng, đại diện cho toàn bộ lớp mạng đó
- Host ID : là phần các bít dành cho địa chỉ máy nó được đem gán cho các máy tính.
- Không gian địa chỉ IPv4:
+ Không gian địa chỉ – là tập hợp tất cả các địa chỉ ảo phát sinh bởi một chương trình.
chỉ IP Private và IP Public
IP Private: - chỉ được sử dụng trong mạng nội bộ (mạng LAN), không được định tuyến trên môi trường Internet.- Có thể được sử dụng lặp đi lặp lại trong các mạng LAN khác nhau.
- Địa chỉ private được sử dụng để bảo tồn địa chỉ IP public đang dần cạn kiệt. Danh sách dải địa chỉ IP Private cho mỗi lớp địa chỉ được thống kê bên dưới:
2 . IP Public:
- là địa chỉ IP sử dụng cho các gói tin đi trên môi trường Internet
- Được định tuyến trên môi trường Internet, không sử dụng trong mạng LAN.- Địa chỉ public phải là duy nhất cho mỗi host tham gia vào Internet.
- Một địa chỉ public IP có thể là "động" (dynamic) hoặc "tĩnh" (static).
- Địa chỉ public IP tĩnh không thay đổi và chủ yêu được sử dụng để lưu trữ các trang web hoặc dịch vụ trên Internet.
- Địa chỉ public IP động được thay đổi mỗi lần khi kết nối tới Internet.
- Hầu hết người sử dụng Internet sẽ chỉ có một địa chỉ IP động được gán tới máy tính của họ, nó sẽ mất đi khi máy tính bị mất kết nối từ Internet. Do đó, khi máy tính được kết nối lại tới Internet, nó sẽ nhận được một địa chỉ IP mới.
3. Cách xác định địa chỉ IP Public của máy tính đang sử dụng
- Truy cập vào site: http://showip.net/
- Khi đó thông tin IP Public sẽ được hiển thị trên webstie.
4. Kỹ thuật NAT (Network Address Translation)
NAT được sử dụng để chuyển đổi giữa IP private và IP public nhằm mục đích để hạn chế phải sử dụng địa chỉ IP Public khi mà kho địa chỉ IPv4 đang cạn kiệt. Như hình bên dưới, khi có lưu lượng hướng ra mạng Internet từ mạng nội bộ gia đình , một modem sẽ thực hiện chuyển đổi các địa chỉ nguồn của mạng nội bộ thành địa chỉ IP Public của modem sau đó chuyển gói tin tiếp ra mạng Internet.
0 comments:
Post a Comment