I. HOẠT ĐỘNG:
1.Khái niệm về hoạt động:
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm tương ứng, nhằm thoả mãn (trực tiếp hay gián tiếp ) nhu cầu của bản thân, nhóm và xã hội.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm tương ứng, nhằm thoả mãn (trực tiếp hay gián tiếp ) nhu cầu của bản thân, nhóm và xã hội.
2. Cấu trúc của hoạt động:
Tất cả các hoạt động đều có một cấu trúc chung. Cấu trúc đó được nhà tâm lý học A.N Lêônchiev mô tả như sau:
Tất cả các hoạt động đều có một cấu trúc chung. Cấu trúc đó được nhà tâm lý học A.N Lêônchiev mô tả như sau:
Động cơ của hoạt động là cái thúc đẩy con người hoạt động. Tuy nhiên động cơ không hình thành rõ ngay một lúc. Động cơ thường hiện thân trong đối tượng, cùng biến động theo đối tượng, mà lộ rõ dần dần theo tiến trình của hoạt động.
Hoạt động hợp thành bởi các hành động như là các bộ phận của hoạt động. Cái mà hành động nhằm tới gọi là mục đích. Có thể coi động cơ là mục đích chung, còn mục đích mà hành động nhằm tới là mục đích bộ phận. Có thể coi mục đích chung là động cơ xa và mục đích bộ phận là động cơ gần.
Hành động bao giờ cũng để giải quyết một nhiệm vụ nhằm đạt tới mục đích đề ra trong những điều kiện cụ thể nhất định, tức là mục đích bộ phận phải được cụ thể hoá thêm một bước nữa, sự cụ thể hoá này được quy định bởi những điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động. Nói cách khác là hành động của chủ thể phải hành động theo một cách nào đó ứng với phương tiện tức là thao tác.
Hoạt động hợp thành bởi các hành động như là các bộ phận của hoạt động. Cái mà hành động nhằm tới gọi là mục đích. Có thể coi động cơ là mục đích chung, còn mục đích mà hành động nhằm tới là mục đích bộ phận. Có thể coi mục đích chung là động cơ xa và mục đích bộ phận là động cơ gần.
Hành động bao giờ cũng để giải quyết một nhiệm vụ nhằm đạt tới mục đích đề ra trong những điều kiện cụ thể nhất định, tức là mục đích bộ phận phải được cụ thể hoá thêm một bước nữa, sự cụ thể hoá này được quy định bởi những điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động. Nói cách khác là hành động của chủ thể phải hành động theo một cách nào đó ứng với phương tiện tức là thao tác.
3. Phân loại hoạt động:
Có nhiều cách phân loại hoạt động:
Có nhiều cách phân loại hoạt động:
a. Xét về phương diện phát triển cá thể, ta thấy trong đời người có bốn loại hình hoạt động kế tiếp nhau:
Hoạt động vui chơi
Hoạt động học tập
Hoạt động lao động
Hoạt động nghỉ ngơi
Đối với sự phát triển của từng con người cụ thể, trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ phát triển của nhân cách con người, tuy có nhiều loại hình hoạt động trong đó vẫn có một (hoặc có thể nhiều hơn ) hoạt động đóng vai trò chủ đạo.
Hoạt động vui chơi
Hoạt động học tập
Hoạt động lao động
Hoạt động nghỉ ngơi
Đối với sự phát triển của từng con người cụ thể, trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ phát triển của nhân cách con người, tuy có nhiều loại hình hoạt động trong đó vẫn có một (hoặc có thể nhiều hơn ) hoạt động đóng vai trò chủ đạo.
b. Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần ) người ta chia thành hai loại hoạt động:
Hoạt động thực tiễn
Hoạt động lý luận
c. Còn có cách phân loại khác, chia hoạt động thành bốn loại:
Hoạt động biến đổi
Hoạt động nhận thức
Hoạt động định hướng giá trị
Hoạt động giao lưu
II. GIAO TIẾP:
Hoạt động thực tiễn
Hoạt động lý luận
c. Còn có cách phân loại khác, chia hoạt động thành bốn loại:
Hoạt động biến đổi
Hoạt động nhận thức
Hoạt động định hướng giá trị
Hoạt động giao lưu
II. GIAO TIẾP:
1. Khái niệm giao tiếp:
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa con người và con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách bản thân.
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa con người và con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách bản thân.
Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là phương tiện cơ bản để hình thành nhân cách trẻ.
2. Chức năng của giao tiếp:
Chức năng thông báo, định hướng: Qua quá trình giao tiếp, con người thông báo cho nhau thông tin, tư tưởng, tình cảm… giúp con người định hướng hoạt động của mình.
Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Qua tiếp xúc, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thái độ… con người điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ, hành động của mình cho phù hợp yêu cầu hoạt động.
Chức năng liên kết (nối mạch, tiếp xúc ): Nhờ có giao tiếp con người hợp đồng được cùng nhau để làm việc cùng nhau.
Chức năng đồng nhất: Qua giao tiếp, cá nhân sẽ hoà nhập vào trong các nhóm xã hội.
3. Các loại giao tiếp:
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
Chức năng thông báo, định hướng: Qua quá trình giao tiếp, con người thông báo cho nhau thông tin, tư tưởng, tình cảm… giúp con người định hướng hoạt động của mình.
Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Qua tiếp xúc, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thái độ… con người điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ, hành động của mình cho phù hợp yêu cầu hoạt động.
Chức năng liên kết (nối mạch, tiếp xúc ): Nhờ có giao tiếp con người hợp đồng được cùng nhau để làm việc cùng nhau.
Chức năng đồng nhất: Qua giao tiếp, cá nhân sẽ hoà nhập vào trong các nhóm xã hội.
3. Các loại giao tiếp:
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
a. Theo phương tiện giao tiếp, có thể có ba loại giao tiếp sau:
Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
Giao tiếp bằng tín hiệu: là loại giao tiếp bằng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt…
Giao tiếp bằng ngôn ngữ:đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người – người trong xã hội.
b. Theo khoảng cách, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản:
Giao tiếp bằng tín hiệu: là loại giao tiếp bằng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt…
Giao tiếp bằng ngôn ngữ:đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người – người trong xã hội.
b. Theo khoảng cách, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản:
Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau.
Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, báo chí truyền hình…
c. Qua quy cách, người ta chia hai loại giao tiếp:
Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, báo chí truyền hình…
c. Qua quy cách, người ta chia hai loại giao tiếp:
Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế.
Giao tiếp không chính thức: giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau.
Các loại quan hệ trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng, phong phú.
Giao tiếp không chính thức: giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau.
Các loại quan hệ trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng, phong phú.
III. HÀNH VI:
1. Khái niệm hành vi:
Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng chỉ tiến hành hoạt động, hành động với ý thức, mục đích động cơ rõ rệt, con người còn có những hành động mà sự tham gia của ý thức không rõ rệt hoặc không có ý thức tham gia. Đó là những hành động bản năng và hành động tự động hoá. Những hành động này ta có thể gọi là hành vi.
Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng chỉ tiến hành hoạt động, hành động với ý thức, mục đích động cơ rõ rệt, con người còn có những hành động mà sự tham gia của ý thức không rõ rệt hoặc không có ý thức tham gia. Đó là những hành động bản năng và hành động tự động hoá. Những hành động này ta có thể gọi là hành vi.
Hành vi là toàn bộ những cử chỉ, phản ứng, thao tác trả lời đáp ứng những yêu cầu tác động của thế giới khách quan hoặc do nhu cầu của con người.
2. Phân loại hành vi:
Theo lịch sử tiến hoá có ba loại hành vi:
Theo lịch sử tiến hoá có ba loại hành vi:
a. Hành vi bản năng:
Bản năng là hành vi bẩm sinh, sản phẩm của sự phát triển chủng loại di truyền có cơ chế sinh lý là phản xạ không điều kiện hoặc chuỗi phản xạ không điều kiện.
Bản năng là hành vi bẩm sinh, sản phẩm của sự phát triển chủng loại di truyền có cơ chế sinh lý là phản xạ không điều kiện hoặc chuỗi phản xạ không điều kiện.
Bản năng xuất phát trực tiếp cơ thể và trực tiếp thoả mãn nhu cầu cơ thể. Nhờ bản năng, mỗi thế hệ không cần được huấn luyện đặc biệt nào vẫn có thể làm được những cái tổ tiên đã làm.
Ở động vật và trẻ mới sinh bản năng bị chi phối bởi vô thức. Nhưng với người trưởng thành, do giáo dục, rèn luyện, bản năng con người mang đặc điểm lịch sử loài người, mang tính chất xã hội.
b. Hành vi kỹ xảo:
Kỹ xảo là các thao tác hành động, cơ thể tự tạo nên bằng cách luyện tập, lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục.
Kỹ xảo là các thao tác hành động, cơ thể tự tạo nên bằng cách luyện tập, lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục.
Cơ sở sinh lý của kỹ xảo là các phản xạ có điều kiện. Các kỹ xảo được hình thành ở tất cả các động vật. Tuy nhiên ở người kỹ xảo chứa đựng nhiều yếu tố trí tuệ hơn và quá trình luyện tập để hình thành kỹ xảo ở người có sự tham gia của ý chí và ý thức với mức độ khác nhau.
c. Hành vi trí tuệ:
Hành vi trí tuệ là hành vi đặc trưng cho các động vật bậc cao. Hành vi trí tuệ là kiểu hành vi mềm dẻo và hợp lý nhất trong những điều kiện sống luôn biến đổi.
Hành vi trí tuệ là hành vi đặc trưng cho các động vật bậc cao. Hành vi trí tuệ là kiểu hành vi mềm dẻo và hợp lý nhất trong những điều kiện sống luôn biến đổi.
IV. NHÂN CÁCH:
1. Khái niệm về nhân cách:
Nhân cách là tổng hoà những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý được nảy sinh hình thành và phát triển trong các mối quan hệ xã hội. Mỗi con người có nhân cách là thành viên của các mối quan hệ xã hội, chịu sự chi phối của các mối quan hệ đó.
Nhân cách là tổng hoà những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý được nảy sinh hình thành và phát triển trong các mối quan hệ xã hội. Mỗi con người có nhân cách là thành viên của các mối quan hệ xã hội, chịu sự chi phối của các mối quan hệ đó.
2. Cấu trúc tâm lý của nhân cách:
Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc tâm lý của nhân cách. Ở đây chúng ta xem xét cấu trúc tâm lý của nhân cách theo quan điểm coi nhân cách gồm có các thành tố sau:
Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc tâm lý của nhân cách. Ở đây chúng ta xem xét cấu trúc tâm lý của nhân cách theo quan điểm coi nhân cách gồm có các thành tố sau:
a. Tính cách và khí chất:
Tính cách:
Tính cách là thái độ của con người, thể hiện mối quan hệ của người đó đối với thế giới xung quanh, biểu lộ ra bên ngoài bằng những phương thức hành vi quen thuộc.
Tính cách của con người là một chỉnh thể không thể chia cắt, ta có thể xem xét tính cách qua những biểu hiện đặc trưng từng mặt được gọi là những nét tính cách như:
Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với xã hội, đối với nhóm và những người xung quanh. Ví dụ: Tinh thần giúp đỡ bạn bè, lòng nhân ái, tính cởi mở …
Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với lao động. Ví dụ: Yêu lao động, tính kỷ luật, tinh thần tiết kiệm…
Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với chính mình. Ví dụ: Tính khiêm tốn, tự trọng, tự ti…
Những nét tính cách biểu hiện ý chí của con người. Ví dụ: Tính mục đích, tính độc lập, tính tự kiềm chế…
Khi xem xét, đánh giá tính cách của trẻ, giáo viên cần chú đến từng nét tính cách trong mối quan hệ lẫn nhau.
Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với lao động. Ví dụ: Yêu lao động, tính kỷ luật, tinh thần tiết kiệm…
Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với chính mình. Ví dụ: Tính khiêm tốn, tự trọng, tự ti…
Những nét tính cách biểu hiện ý chí của con người. Ví dụ: Tính mục đích, tính độc lập, tính tự kiềm chế…
Khi xem xét, đánh giá tính cách của trẻ, giáo viên cần chú đến từng nét tính cách trong mối quan hệ lẫn nhau.
Khí chất:
Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tiến độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
Các kiểu khí chất:
+ Kiểu khí chất linh hoạt: Những trẻ thuộc loại khí chất này thường năng động, linh hoạt, ham thích tìm tòi cái mới. Các em thường nhạy cảm, vui vẻ, nhưng xúc cảm không bền vững, sâu sắc. Các em dễ tiếp xúc, dễ hoà nhập vào nhóm bạn, dễ tiếp thu cái mới nhưng cũng dễ di chuyển chú ý, chóng quên, khó ngồi yên một chỗ. Nếu có phương pháp giáo dục thích hợp thì trẻ sẽ hăng say học tập, có lòng vị tha, quan tâm bạn bè… ngược lại, nếu phương pháp giáo dục không tốt trẻ sẽ dễ bị nhẹ dạ, nông nổi, vô tâm, không thực hiện công việc đến nơi đến chốn…
+ Kiểu khí chất bình thản: Trẻ thuộc loại này thường điềm tĩnh, chậm chạp, không hiếu động, khó quen với hoàn cảnh mới. Trong vui chơi, sinh hoạt thường kiên trì, cố gắng hoàn thành công việc. Nếu biết động viên, lôi kéo trẻ vào hoạt động của nhóm thì sẽ dễ hình thành những nét tính cách tốt như chuyên cần, kiên trì, chắc chắn. Ngược lại sẽ dễ phát triển tính ỳ, thụ động, thờ ơ, lãnh đạm…
+ Kiểu khí chất nóng nảy: Trẻ thuộc loại này thường dễ xúc động, hành động nhanh nhưng không bền vững. Xúc cảm mạnh, dễ thay đổi, dễ cáu, tính tình nóng nảy. Nếu giáo viên nhẹ nhàng, tế nhị, không quát tháo, trẻ sẽ nhiệt tình, hăng say, có sáng kiến. Ngược lại, trẻ dễ thô lỗ, cục cằn, dễ bị kích động.
+ Kiểu khí chất ưu tư: Trẻ thuộc loại này các quá trình tâm lý diễn ra chậm chạp, khó đáp ứng với những kích thích mạnh, kéo dài, khó thích nghi với môi trường mới. Trẻ dễ lo sợ, xúc cảm xuất hiện muộn nhưng sâu sắc, bền vững. Nếu giáo viên tế nhị, luôn động viên, khuyến khích trẻ sẽ tạo cho trẻ tính kiên trì, tế nhị, nhạy cảm. Ngược lại sẽ làm trẻ nhút nhát, xa lánh bạn bè.
+ Kiểu khí chất bình thản: Trẻ thuộc loại này thường điềm tĩnh, chậm chạp, không hiếu động, khó quen với hoàn cảnh mới. Trong vui chơi, sinh hoạt thường kiên trì, cố gắng hoàn thành công việc. Nếu biết động viên, lôi kéo trẻ vào hoạt động của nhóm thì sẽ dễ hình thành những nét tính cách tốt như chuyên cần, kiên trì, chắc chắn. Ngược lại sẽ dễ phát triển tính ỳ, thụ động, thờ ơ, lãnh đạm…
+ Kiểu khí chất nóng nảy: Trẻ thuộc loại này thường dễ xúc động, hành động nhanh nhưng không bền vững. Xúc cảm mạnh, dễ thay đổi, dễ cáu, tính tình nóng nảy. Nếu giáo viên nhẹ nhàng, tế nhị, không quát tháo, trẻ sẽ nhiệt tình, hăng say, có sáng kiến. Ngược lại, trẻ dễ thô lỗ, cục cằn, dễ bị kích động.
+ Kiểu khí chất ưu tư: Trẻ thuộc loại này các quá trình tâm lý diễn ra chậm chạp, khó đáp ứng với những kích thích mạnh, kéo dài, khó thích nghi với môi trường mới. Trẻ dễ lo sợ, xúc cảm xuất hiện muộn nhưng sâu sắc, bền vững. Nếu giáo viên tế nhị, luôn động viên, khuyến khích trẻ sẽ tạo cho trẻ tính kiên trì, tế nhị, nhạy cảm. Ngược lại sẽ làm trẻ nhút nhát, xa lánh bạn bè.
Bốn kiểu khí chất trên không có kiểu nào là tốt và xấu, mỗi kiểu đều có mặt tích cực và tiêu cực. Dù trẻ thuộc bất kỳ kiểu khí chất nào, ta đều có thể giáo dục, hình thành ở trẻ những nét tính cách tích cực, những phẩm chất tốt của nhân cách.
b. Xu hướng và năng lực:
Xu hướng:
Xu hướng xác định mục đích mà cá nhân hướng tới, xác định động cơ tương ứng với hoạt động của con người.
Các mặt biểu hiện của xu hướng:
+ Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý biểu thị mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà cá nhân cần thoả mãn để tồn tại và phát triển.
+ Hứng thú: Là thái độ đặc biệt của cá nhân với một đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại một khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
+ Lý tưởng: Là một mục tiêu cao đẹp được phản ánh vào đầu óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trong thời gian tương đối lâu dài vào hoạt động nhằm vươn tới mục tiêu cao đẹp đó.
+ Thế giới quan: Là hệ thống quan điểm của mỗi người về thế giới.
Niềm tin: Là cái kết tinh, đọng lại thành chân lý vững bền, không thay đổi trong nhận thức và tình cảm của mỗi người.
+ Hứng thú: Là thái độ đặc biệt của cá nhân với một đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại một khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
+ Lý tưởng: Là một mục tiêu cao đẹp được phản ánh vào đầu óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trong thời gian tương đối lâu dài vào hoạt động nhằm vươn tới mục tiêu cao đẹp đó.
+ Thế giới quan: Là hệ thống quan điểm của mỗi người về thế giới.
Niềm tin: Là cái kết tinh, đọng lại thành chân lý vững bền, không thay đổi trong nhận thức và tình cảm của mỗi người.
Năng lực:
Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá nhân đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để thực hiện có kết quả hoạt động đó.
Tiền đề tự nhiên của sự phát triển năng lực gọi là tư chất.
Sự xuất hiện sớm (lúc tuổi còn nhỏ ) của năng lực ở mức độ cao gọi là năng khiếu.
3. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách:
a. Yếu tố bẩm sinh di truyền:
Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan…Những yếu tố này sinh ra đã có do được bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh ).
a. Yếu tố bẩm sinh di truyền:
Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan…Những yếu tố này sinh ra đã có do được bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh ).
Các yếu tố bẩm sinh, di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên trong sự phát triển nhân cách.
b. Môi trường:
Môi trường tự nhiên và xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách trẻ.
Môi trường tự nhiên và xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách trẻ.
Môi trường xã hội bao gồm: môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá … có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách.
Đối với trẻ em, môi trường gia đình, nhà trường, bạn bè, hàng xóm và những phương tiện thông tin đại chúng… có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đối với sự phát triển nhân cách các em.
Giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nếu được tổ chức đúng đắn, có cơ sở khoa học, đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách trẻ.
Tuy nhiên nếu trẻ không tham gia vui chơi với bạn bè, không bắt chước những hành vi, cách xử sự của người lớn, không học tập thì trẻ sẽ không thể phát triển đầy đủ những phẩm chất và năng lực của nhân cách. Vì vậy, người lớn cần phải hướng dẫn, tổ chức và lôi kéo trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động để giúp hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
0 comments:
Post a Comment